Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt và cách điều trị tại nhà

Tiểu buốt tiểu rắt là triệu chứng của nhiều bệnh lý trong đó có thể kể đến như: viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt ở nam giới, thận, bàng quang… Tiểu buốt, tiểu rắt nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng suy thận, nhiễm độc máu.

Tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Khi bàng quang chứa đủ thể tích, sẽ gây nên phản xạ tự nhiên là buồn đi tiểu, thậm chí thoải mái hơn sau khi đi tiểu. Thế nhưng với nhiều người bị tiểu buốt tiểu rắt thì đây được coi là “cực hình”

  • Tiểu buốt là triệu chứng người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, nóng rát mỗi lần đi tiểu. Đây còn gọi là hiện tượng khó tiểu.
  • Tiểu rắt: là hiện tượng bấ thường khi người bệnh đi tiểu nhiều lần hơn so với bình thường, lượng nước tiểu chưa đủ thể tích đã muốn đi, do đó mỗi lần đi được lượng nước tiểu rất ít. Thậm chí, nhiều người không kịp đi thì còn thấy có hiện tượng nước tiểu tự chảy ra quần gọi là tiểu són.

Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh cũng như tùy từng tình trạng mỗi bệnh nhân mà hiện tượng đái buốt đái rắt còn kèm theo các triệu chứng khác như: nước tiểu có mủ, tiểu ra máy, đau bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục…

Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Chính vì vậy, khi thấy có triệu chứng này cần được thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị.

5 nguyên nhân phổ biến khi bị tiểu buốt tiểu rắt?

Triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây nên. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt. Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh, đi tiểu nhiều lần, đi tiểu vào buổi đêm, quan hệ tình dục thấy đau… chính vì thế việc xác định nguyên nhân để có cách chữa bệnh hiệu quả là hết sức cần thiết.

1. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn có thể sẽ ngược dòng niệu đạo và xâm nhập vào bàng quang, chúng phát triển và gây nên hiện tượng kích ứng niêm mạc và gây viêm bàng quang.

Bệnh viêm bàng quang cũng có thể do tổn thương hoặc do đường tiết niệu bị kích ứng.

Khi bị viêm bàng quang, người bệnh sẽ thấy tiểu buốt tiểu nhiều lần kèm theo hiện tượng tiểu ra mủ, tiểu ra máu, đau thắt vùng thắt lưng, đau ở vùng xương mu.

2. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt có thể do bị căng thẳng, mệt mỏi, do yếu tố môi trường tác động, thường xuyên phải tiếp xúc với ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khí thải…

Người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt có thể còn do bị viêm bàng quang, viêm niệu đạo, tiểu đường, rối loạn hormone sinh dục, rối loạn chức năng của tuyến giáp…

Phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến cổ bàng quang gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu và dẫn đến hiện tượng tiểu rắt. Trường hợp u xơ tuyến tiền liệt còn kèm theo viêm bàng quang, viêm nhiễm tiền liệt tuyến thì hiện tượng đi tiểu rắt càng rõ nét hơn.

3. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu là do bị vi khuẩn tấn công, hơn 80% trong đó là do vi khuẩn E.coli, còn lại là do vi khuẩn lậu, Chlamydia, Proteus, lao thận, lao bàng quang.

Bệnh viêm đường tiếu niệu rất phổ biến, không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở trẻ nhỏ nhất là những bé trai bị hẹp bao quy đầu.

Khi bị viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ thấy có các triệu chứng như: tiết buốt, tiểu rắt, khi đi tiểu nước tiểu đục, kèm theo đau thắt lưng, đau bụng dưới…

4. Viêm niệu đạo

Phía dưới đường tiết niệu có niệu đạo, viêm niệu đạo chính là hiện tượng viêm nhiễm ở ống niệu đạo. Bệnh thường là do lây nhiễm qua đường tình dục, quan hệ tình dục không an toàn, cũng có một số trường hợp tiếp xúc với các chất kích thích như: thuốc sát trùng, xà bông, nước hoa…

Triệu chứng điển hình của viêm niệu đạo chính là tiểu buốt, tiểu rắt đi tiểu rát, khó đi tiểu, tiểu ra mủ…

Xem thêm: Tiểu buốt ra máu uống thuốc gì hiệu quả, nhanh khỏi bệnh?

5. Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang

Nguyên nhân là do sỏi cọ sát và kích thích niêm mạc đường tiết niệu. Sỏi tiết niệu nhất là sỏi bàng quang có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước tiểu, gây viêm bàng quang, ngược dòng lên thận.

Khi bị sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu buốt tiểu rắt, nước tiểu có mày hồng, nước tiểu đục có mủ…

Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang nếu không được điều trị sớm và triệt để có thể gây những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Cách điều trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà nhanh nhất

Để điều trị tiểu buốt tiểu rắt, người bệnh nên tìm nguyên nhân và tìm một số loại thuốc trị tiểu buốt. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số các bài thuốc chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà đơn giản hiệu quả dưới đây:

Chữa tiểu buốt tiểu rắt bằng sắn dây

Sắn dây là loại nguyên liệu có tính mát, tỳ và bàng quang. Bột sắn dây cũng có tác dụng rất lớn trong việc sử dụng để giải rượu, thanh nhiệt, thông đường tiết niệu, giải nhiệt, mát gan, trị tiểu đường…

Để sử dụng bạn có thể sử dụng củ sắn dây tươi rửa thật sạch thái mỏng và đem phơi khô và nghiền thành bột mịn. Mỗi lần bạn có thể sử dụng khoảng 10g để uống. Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa đái buốt đái rắt bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo được coi là loại thuốc dân gian hiệu quả chữa bệnh viêm đường tiết niệu, sỏi ở đường tiết niệu, bàng quang… Đây là loại thuốc được dùng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Có thể sử dụng kim tiền thảo riêng hoặc sử dụng kết hợp với các loại dược liệu khác tùy từng bài thuốc.

Bạn có thể dùng kim tiền thảo để chữa đái buốt đái rắt bằng bài thuốc:

  • Kim tiền thảo 30g,
  • Xa tiền tử 15g,
  • Ngưu tất 12g,
  • Ô dược 10g
  • Thanh bì 10g
  • Đào nhân 10

Sắc uống hàng ngày

Xem thêm: Tiểu buốt có mủ cảnh báo dấu hiệu 5 bệnh nguy hiểm

Điều trị tiểu buốt, tiểu rắt bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày trong bữa cơm của gia đình Việt. Trong y học mồng tơi có vị chua, giúp nhuận tràng, tính lạnh… Vì thế, có thể sử dụng loại rau này như một bài thuốc để chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, kiết lỵ…

Bạn chỉ cần lấy cọng và lá mồng tơi đem đi rửa sạch, đun cùng với nước và sử dụng uống hàng ngày thay nước lọc. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước luộc mồng tơi bạn thấy có hiện tượng đi ngoài thì nên dừng sử dụng.

Bị tiểu buốt nên ăn gì - Bí xanh

Bí xanh cũng được dùng để chế biến nhiều món ăn, đây cũng là món ăn giúp chữa tiểu buốt rất hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng bí xanh gọt vỏ rồi giã lấy nước, bạn có thể cho thêm 1 chút muối rồi uống. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày sẽ thấy triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt thuyên giảm.

Trường hợp nếu khó uống nước bí xanh sống bạn có thể luộc bí xanh ăn hàng ngày.

Việc chữa trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, cách tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả, bạn có thể liên hệ các bác sĩ miễn phí qua số điện thoại: 0243.9656.999.

Tìm kiếm thông tin về tiểu buốt tiểu rắt tại:

thuốc trị tiểu buốt

cách trị tiểu rắt tại nhà

đi tiểu buốt uống thuốc gì

cách chữa đi tiểu buốt tại nhà

bị đi tiểu buốt nên ăn gì

cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất

tiểu buốt ra máu uống thuốc gì

đi tiểu xong thấy buốt