Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn phổ biến và thường gặp nhất

Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học, hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn mà chỉ có thể xác định những yếu tố thuận lợi gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, nếu xác định được yếu tố thuận lợi, nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn sẽ giúp người bệnh hạn chế tái phát và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xoắn tinh hoàn là bệnh gì?

Tinh hoàn là một trong những bộ phận quan trọng của tuyến sinh dục nam. Nó nằm ở phần bìu dái với chức năng sản xuất và lưu giữ tinh trùng, tham gia sản xuất hormone testosterone. Tinh hoàn nằm trong bìu dái và được cố đinh bằng các dây thừng tinh. Dây thừng tinh cũng giúp lưu thông máu tới tinh hoàn.

Hiện tượng Xoắn tinh hoàn là khi dây thừng tinh bị xoắn lại khiến cho lượng máu ở tinh hoàn bị ngắt quãng và không lưu thông được. Nếu tình trạng này kéo dài thì tinh hoàn có thể bị hoại tử và cắt bỏ.

Bệnh xoắn tinh hoàn không phổ biến, nhưng biến chứng mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm. Bệnh gặp ở tất cả nam giới nhưng phổ biến hơn cả là nam giới từ 12 đến 21 tuổi (chiếm 65%) và thường gặp ở trẻ sơ sinh.

Nam giới bị xoắn tinh hoàn sẽ thấy có một số dấu hiệu tương tự như viêm tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn, xoắn phần phụ tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt, chấn thương bìu, côn trùng đốt... Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần đi khám sớm để xác định nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn, đồng thời có cách chữa trị sớm và hiệu quả.

Các triệu chứng xoắn tinh hoàn có thể kể đến như:

  • Sưng đau vùng bìu một cách dữ dội, đột ngột
  • Phần bìu và ống bẹn có dấu hiệu sưng, đỏ, phù nề
  • Tinh hoàn bị xoắn có xu hướng cao hơn bên còn lại
  • Cảm giác đau tinh hoàn lan rộng, dọc theo ống bẹn và ảnh hưởng phần hố chậu
  • Khi đi tiểu nam giới sẽ thấy đau nhức
  • Sốt, nôn, buồn nôn, chóng mặt
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ quấy khóc, gập đùi lại và ít cử động hơn bình thường

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn thường gặp nhất

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là do dây thừng tinh bị xoắn và không cung cấp được lượng máu đến tinh hoàn. Vậy nguyên nhân vì sao lại khiến dây thừng tinh bị xoắn thì cần thăm khám.

Ở mỗi một bệnh nhân có những yếu tố tác động khác nhau sẽ có nguyên nhân bị xoắn tinh hoàn không giống nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động khiến tinh hoàn dễ bị xoắn.

1.Bẩm sinh, di truyền

Yếu tố này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường dây thừng tinh sẽ có tác dụng cố định tinh hoàn, cung cấp máu đến tinh hoàn, dẫn tinh trùng ra bên ngoài. Thời kỳ trong bụng mẹ, tinh hoàn sẽ nằm ở lưng, gần bên thận. Đến tháng 3 của thai kỳ, tinh hoàn sẽ di chuyển xuống dưới. Đến tháng thứ 7 tinh hoàn dính vào thành bụng và từ từ di chuyển đến thành bìu. Lúc này dây thừng tinh sẽ là sợi dây kết nối giữa tinh hoàn và cơ thể.

Tuy nhiên, có những trường hợp nam giới khi sinh ra có sự di chuyển khác thường, tinh hoàn ngược lên thành bụng và lan xuống dưới đùi thì cũng có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn

2. Tinh hoàn không ở bìu

Đây là tinh trạng tinh hoàn ẩn và không di chuyển xuống bìu mà chúng có thể nằm ở trong bụng hoặc ống bẹn. Hiện tượng này dễ bị tổn thương tinh hoàn và dễ dẫn đến vô sinh.

3. Do bị chấn thương

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn do chấn thương thường là do tham gia các hoạt động hàng ngày quá mạnh của nam giới như: luyện tập không đúng cách, bị va đập, ngã quá mạnh. Các chấn thương này nam giới sẽ thấy sốc hoặc đau tinh hoàn có thể do tinh hoàn đã bị tổn thương. Cũng có một số trường hợp tinh hoàn bị di chuyển vào trong ống bẹn, ổ bụng...

4. Thay đổi môi trường lạnh đột ngột

Trường hợp nam giới ở trong môi trường lạnh đột ngột, tiếp xúc dương vật với nước lạnh, ở trong điều hòa lạnh, nhiệt độ thấp cũng sẽ gây ảnh hưởng đến tinh hoàn

5. Mặc quần quá chật

Nhiều nam giới có thói quen mặc quần lót quá chật cũng sẽ khiến dương vật của nam giới bị ép chặt, tổn thương. Mặc dù đây không phải là nguyên nhân chính dẫn đến xoắn tinh hoàn nhưng lại là yếu tố thuận lợi gây bệnh

6. Sinh hoạt tình dục không đúng cách

Thói quen sinh hoạt tình dục quá mạnh bạo, sử dụng các tư thế nguy hiểm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn, khiến tinh hoàn bị tổn thương và gây nên tình trạng xoắn tinh hoàn.

7. Ngủ không đúng tư thế

Thói quen nằm nghiêng 1 bên hay nằm sấp sẽ khiến dương vật của nam giới bị ép chặt, tạo cho dương vật chịu những áp lực lớn. Đặc biệt, nam giới khi ngủ hai đùi thường xuyên vặn sang hai bên cũng có thể khiến tinh hoàn bị xoắn

8. Bước vào lứa tuổi dậy thì

Một trong những nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn ở tuổi dậy thì, lứa tuổi mắc chứng xoắn tinh hoàn nhiều nhất chính là khi nam giới bước vào lứa tuổi dậy thì. Lúc này nam giới có sự thay đổi đột ngột nội tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng đến dây thừng tinh và gây xoắn tinh hoàn.

Xem thêm: Cách điều trị xoắn tinh hoàn và những lưu ý quan trọng

Xoắn tinh hoàn có thể khiến hoại tử tinh hoàn

Các bác sĩ, chuyên gia cảnh báo, nếu không tìm được nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn sẽ rất dễ bị tái phát. Nếu xoắn tinh hoàn, không được chữa trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, một trong số đó là hoại tử tinh hoàn.

Mức độ xoắn tinh hoàn cũng sẽ ảnh hưởng đến độ phá hủy của tinh hoàn.

Trường hợp bị xoắn tinh hoàn không được chữa trị sớm hoặc phát hiện sau 24 giờ có thể bị hoại tử tinh hoàn, khả năng cứu tinh hoàn hầu như là không thể; sau 12h khả năng cứu chữa còn 50%, trước 6h tỉ lệ là 90 %

Ngoài ra, xoắn tinh hoàn còn khiến nam giới đau đớn, sốt cao, mệt mỏi, gây nên những cơn co thắt khiến nam giới không thể tập trung

Với trẻ nhỏ, hiện tượng xoắn tinh hoàn còn khiến các bé quấy khóc, bỏ bú...

Cách khắc phục hiện tượng xoắn tinh hoàn

Để chữa xoắn tinh hoàn, nam giới phải đến ngay các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để tăng tỉ lệ cứu tinh hoàn. Cho dù, nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn là gì cũng cần phải được thăm khám, chẩn đoán và có thể sẽ phải mổ bìu tinh hoàn.

Căn cứ kết quả chẩn đoán, siêu âm nếu trường hợp tinh hoàn cứu được, bác sĩ sẽ tháo xoắn và cố định tinh hoàn bên còn lại. Trường hợp tinh hoàn bị xoắn nặng và hoại tử, thì cần cắt bỏ đồng thời thăm dò bên còn lại.

Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ khuyến cáo việc thay đổi thói quen xấu như: vận động mạnh, ngủ nghiêng 1 bên, nằm sấp, mặc quần quá chật, quan hệ tình dục quá mạnh... để tránh bệnh bị tái phát trở lại

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào về hiện tượng xoắn tinh hoàn cũng như nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn, hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Cách phòng tránh xoắn tinh hoàn khỏi hoại tử tinh hoàn

Tìm kiếm thêm thông tin về nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn tại:

cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

cách chữa xoắn tinh hoàn tại nhà

viêm tinh hoàn

tinh hoàn nằm ngang

tinh hoàn không cố định

khám xoắn tinh hoàn ở đâu

giãn tĩnh mạch thừng tinh

tinh hoàn tự tháo xoắn