Dấu hiệu xoắn tinh hoàn cần biết ở người lớn và trẻ nhỏ

Nếu phát hiện dấu hiệu xoắn tinh hoàn càng sớm thì tỉ lệ cứu tinh hoàn sẽ càng cao. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn sau 24h tinh hoàn có khả năng sẽ bị cắt bỏ do hoại tử. Việc nhận biết những triệu chứng xoắn tinh hoàn sẽ giúp nam giới phòng ngừa và tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xoắn tinh hoàn là hiện tượng như thế nào?

Xoắn tinh hoàn được xem là bệnh lý nguy hiểm khi tinh hoàn tự quay quanh trục của nó gây nên hiện tượng máu bị tắc nghẽn đột ngột và không thể nuôi tinh hoàn.

Hiện tượng tinh hoàn bị xoắn sẽ làm xoắn dây thừng tinh, giảm lưu lượng máu. Xoắn tinh hoàn càng chặt thì khả năng bị tắc nghẽn và hoại tử tinh hoàn càng cao.

Tinh hoàn xoắn có hai loại là cấp tính và mãn tính. Trường hợp cấp tính nếu không được chữa trị có thể chuyển sang mãn tính.

Bệnh xoắn tinh hoàn có thể gặp ở bất cứ nam giới nào nhưng thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 10 đến 25.

Đặc biệt, xoắn tinh hoàn có đặc điểm di chuyền, có khả năng ảnh hưởng đến cả 2 bên tinh hoàn nên cần nhận biết sớm dấu hiệu xoắn tinh hoàn để được can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Hiện tại chưa có kết quả nghiên cứu chính tác nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng đưa ra một số các yếu tố thuận lợi để tìm ra các yếu tố tác động đến hiện tượng này.

  • Nam giới vận động mạnh, va đập tinh hoàn
  • Bẩm sinh: trẻ nhỏ bị xoắn tinh hoàn ở trong bụng mẹ, trục dài của tinh hoàn xoay ngang thay vì nằm dọc khiến tinh hoàn xoay quanh dây thừng tinh và gây nên hiện tượng thiếu máu động mạch và hoại tử tinh hoàn.
  • Thời tiết lạnh đột ngột cũng có thể làm tinh hoàn xoắn
  • Nam giới thường có tư thế ngủ nằm nghiêng, phần bìu bị ép chặt
  • Tinh hoàn ẩn, không xuống bìu đầy đủ
  • Mặc quần lót quá chật khiến tinh hoàn bị lệch sang 1 bên

Xem thêm: Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn phổ biến và thường gặp nhất

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ

Xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh thường chiếm khoảng từ 12 đến 17% thông thường sẽ do yếu tố bẩm sinh và do tinh hoàn chưa cố định ở phần bìu nên thường di chuyển bất thường. Do đó dấu hiệu xoắn tinh hoàn ở trẻ nhỏ thường khó nhận biết hơn.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn của trẻ thông thường sẽ có biểu hiện đau đột ngột và dữ dội ở phần bìu. Hiện tượng sẽ là đau khu trú nhưng cũng có thể đau lan dọc theo ống bẹn và lan lên ống bẹn, hố chậu cùng bên. Khi đau bìu sẽ sẽ thường gập đùi lại và rất ít cử động.

Trường hợp ở những trẻ lớn thì có thể xác định được vị trí đau, còn ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ thì sẽ có biểu hiện thường quấy khóc nhiều.

Phần bìu và ống bẹn sưng to, có hiện tượng bị phù nề, nếu bị đau lâu thì có thể hơi ửng đỏ.

Sờ vào phần bìu sẽ thấy tinh hoàn bị kéo cao phía lỗ bẹn, khi sờ vào sẽ đau và đau hơn khi nắn dọc theo ống bẹn.

Nếu bị xoắn vài giờ thì trẻ sẽ có thêm các triệu chứng sốt, nôn chớ

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn ở nam giới trưởng thành

Dấu hiệu xoắn tinh toàn ở nam giới cũng tương tự như ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ dễ chẩn đoán hơn khi họ có thể xác định được vị trí.

  • Nam giới sẽ thấy có hiện tượng đau nặng ở bên tinh hoàn bị xoắn.
  • Hiện tượng đau đột ngột, dữ dội và kéo dài
  • Phần bìu có hiện tượng bị sưng tấy, đỏ ửng lên
  • Tinh hoàn sẽ bị lệch và có xu hướng cao hơn bên còn lại
  • Triệu chứng kèm theo: Đau bụng dữ dội, sốt, nôn
  • Đi tiểu nhiều và thấy đau nhức mỗi lần đi tiểu
  • Không sờ thấy tinh hoàn
  • Bầm tím, sưng đỏ dương vật

Triệu chứng xoắn tinh hoàn rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: viêm ruột thừa cấp, tụ máu tinh hoàn do chấn thương, viêm mào tinh, thoát vị, tràn dịch màng tinh… vì thế khi thấy có dấu hiệu đau tinh hoàn tốt nhất bệnh nhân nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác.

Nếu trong trường hợp thấy đau tinh hoàn nhưng cơn đau đột ngột biến mất thì nam giới có thể rơi vào một trong số các tình trạng tinh hoàn tự tháo xoắn mà không cần chữa trị.

Cách chẩn đoán dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu xoắn tinh hoàn thì người bệnh nếu nghi ngờ bị tinh hoàn xoắn có thể đến các bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các dấu hiệu bệnh.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ quan sát phần bìu của nam giới có hiện tương sưng, đau bất thường hay không. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ chà xát hoặc véo vào phần đùi phía trong bên tinh hoàn bị xoắn, nếu như phần bìu có dấu hiệu co lại thì nam giới sẽ có thể yên tâm, tuy nhiên nếu tinh hoàn không có phản ứng thì khả năng đã bị xoắn tinh hoàn.

Sau khi thử các phản xạ các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh. Trong quá trình làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nếu bị xoắn tinh hoàn sẽ có triệu chứng máu không lưu thông, bị tắc nghẽn, dây thừng tinh căng phồng

Cuối cùng bác sĩ sẽ làm scan phóng xạ, đây là khâu giúp kiểm tra lưu lượng máu đến tinh hoàn chính xác đến 90%.

Xem thêm: Cách điều trị xoắn tinh hoàn và những lưu ý quan trọng

Cách chữa dứt điểm dấu hiệu xoắn tinh hoàn

Để chữa dứt điểm dấu hiệu xoắn tinh hoàn, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị. Nếu phát hiện triệu chứng xoắn tinh hoàn càng sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng, hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Theo các bác sĩ thì phát hiện xoắn tinh hoàn sau 24h có thể sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn, tinh hoàn bị hoại tử, phát hiện tinh hoàn xoắn trước 24h khả năng cứu được tinh hoàn chỉ còn 20%, trước 12h khả năng cứu đc khoảng 50%, trước 6h khả năng cứu đc tinh hoàn là 100%. Chính vì vậy nhận biết xoắn tinh hoàn càng sớm sẽ càng có lợi.

Trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ có thể tháo xoắn bằng tay, trường hợp bệnh nặng sẽ phải can thiệp bằng cách phẫu thuật, mổ cấp cứu.

Các bác sĩ sẽ mổ xoắn tinh hoàn bằng cách gây mê nội khí quản hoặc gây tê khe, có thể sẽ phải kết hợp gây mê bằng hít Sevoflurane. Sau đó sẽ tiến hành mổ theo đường nếp ngang ở lằn bụng hoặc ở mu cùng bên.

Bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng bệnh và những tổn thương để quyết định. Nếu trường hợp nhẹ sẽ tháo xoắn và cố định lại tinh hoàn. Tháo xoắn xong tinh hoàn sẽ có màu sắ bình thường, máu ở dây thừng tinh sẽ lưu thông trở lại.

Trường hợp tinh hoàn có dấu hiệu hoại tử, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt đồng thời thăm dò bên đối diện, có thể sẽ cần cố định tinh hoàn còn lại.

Sau khi mổ xong bệnh nhân cần được theo dõi và kiểm tra sự phát triển của bên tinh hoàn tháo xoắn và cả tinh hoàn bên đối diện.

Dấu hiệu xoắn tinh hoàn chính là cách giúp bạn phòng và chữa bệnh hiệu quả, đặc biệt là khi phát hiện bệnh sớm sẽ giảm thiểu khả năng bị hoại tử tinh hoàn, cắt bỏ tinh hoàn… Chính vì vậy, nam giới cần chủ động tìm hiểu và trang bị kỹ những kiến thức, những triệu chứng xoắn tinh hoàn.

Tìm kiếm thêm thông tin về dấu hiệu xoắn tinh hoàn ở nam giới tại:

cách chữa xoắn tinh hoàn tại nhà

cách phòng tránh xoắn tinh hoàn

viêm tinh hoàn

tinh hoàn nằm ngang

khám xoắn tinh hoàn ở đâu

giãn tĩnh mạch thừng tinh

mặc quần chật bị đau tinh hoàn

xoắn dây thừng tinh