Tiểu buốt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Tiểu buốt là triệu chứng thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: bàng quang, vùng đáy chậu, vùng niệu đạo.  Tiểu buốt tiểu rắt thường xuất hiện cùng với nhau, nó gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, thậm chí tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Tiểu buốt là bệnh gì?

Mặc dù là căn bệnh phổ biến nhưng rất nhiều người không biết tiểu buốt là gì? Tiểu buốt hay còn được gọi là đái buốt, tiểu khó. Đây là triệu chứng khi người bệnh gặp khó khăn mỗi lần đi tiểu tiện, kèm theo đó là hiện tượng đau đớn, nóng rát và khó chịu.

Bệnh tiểu buốt thường xảy ra khi đường tiết niệu bị sưng hoặc bị viêm, niệu đạo dẫn nước tiểu bị tổn thương, bàng quang, đáy chậu gặp sự cố.

Thông thường tiểu buốt nếu do viêm nhiễm thì còn kèm thêm các triệu chứng khác như nước tiểu có mủ, có mùi hôi đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi tiểu nước tiểu nhỏ giọt.

Hiện tượng đi tiểu buốt có thể xuất hiện ở các nam giới và nữ giới, thường gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, hiện tượng này thường gặp nhiều hơn ở nữ giới do cấu tạo cũng như đặc thù về giới tính.

Nguyên nhân gây tiểu buốt thường gặp

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiểu buốt thường xuất hiện do 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân bệnh lý và không phải do bệnh lý.

Các nguyên nhân không phải do bệnh lý

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh khiến ảnh hưởng hoặc bị tác dụng phụ ví dụ như thuốc điều trị ung thư
  • Quan hệ tình dục không an toàn khiến các loại vi khuẩn tấn công, làm tổn thương bàng quang, đường tiết niệu
  • Dùng chung đồ cá nhân với những người bị mắc chứng bệnh tiểu buốt
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ, vệ sinh không đúng cách, không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục
  • Người bệnh mệt mỏi, căng thẳng
  • Mang thai: Một số phụ nữ mang thai thì vị trí của bàng quang sẽ nằm sát với tử cung, khi thai nhi phát triển sẽ làm ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo.
  • Dị ứng với xà phòng, các loại nước hoa hoặc dung dịch vệ sinh

Xem thêm: Tiểu buốt ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Có chữa được không?

Nguyên nhân bệnh lý gây đái buốt 

  • Mắc bệnh viêm đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng này. Bệnh viêm đường tiết niệu do 80% là do vi khuẩn E.coli tấn công. Ngoài ra còn do Proteus, tụ cầu hoại sinh, vi khuẩn lậu, Chlamydia…
  • Bị sỏi thận: Sỏi thận sẽ kích thích bộ phận niêm mạc đường tiết niệu gây nên phản xạ đau, rát và gây ra hiện tượng buồn đi tiểu nhiều. Mặt khác sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang có thể gây nên hiện tượng viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tiểu buốt và tiểu khó.
  • Viêm bể thận: Tình trạng viêm nhiễm ở thận chính là nguyên nhân khiến bạn bị buốt khi đi tiểu do đây là bộ phận bài tiết quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiểu tiện của mỗi người.
  • Bị bí tiểu: Nguyên nhân là do bàng quang bị căng tức khi có sỏi niệu đạo, u tuyến tiền liệt chèn ép lên. Bệnh nhân lúc này phải cố đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể và gây nên hiện tượng đau, buốt. Bí tiểu thường xuất hiện ở nam giới trên 50 tuổi nhiều hơn là nam giới trẻ tuổi.
  • Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là bộ phận mà khi nước tiểu đào thải ra ngoài thì buộc phải đi qua nó. Chính vì thế, khi bộ phận này bị viêm hoặc phì đại thì sẽ khiến nước tiểu khó lưu thông, cản trở đường tiểu và gây ra hiện tượng tiểu buốt

Ngoài ra triệu chứng đi tiểu buốt còn do các nguyên nhân như: hẹp niệu đạo, viêm ống dẫn trứng ở nữ giới, không lấy băng vệ sinh ra khỏi âm đạo nữ giới, vừa thực hiện thủ thuật đường tiết niệu, sử dụng dụng cụ tiết niệu để xét nghiệm…

Đối tượng thường bị triệu chứng tiểu buốt

Tiểu buốt thường phổ biến ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tiểu buốt ở nam giới thường gặp ở những người đàn ông bắt đầu bước vào độ tuổi trung niên, lớn tuổi.

Ngoài ra triệu chứng này còn thường gặp ở những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục không an toàn và bị lây nhiễm với người bị bệnh, ăn nhiều các loại thực phẩm có độ axit cao, sử dụng các loại chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá…

Tiểu buốt là một triệu chứng cần lưu ý, khi mắc bệnh nam giới sẽ thấy có triệu chứng đau buốt mỗi lần đi tiểu, đặc biệt là khi tiểu xong hoặc hoặc gần xong.

Ngoài ra người bệnh có thể có hiện tượng sốt. Tùy từng bệnh mà mức độ sốt sẽ khác nhau. Nếu sốt từ 38 đến 38,5 độ có thể bạn bị viêm nhiễm ở bàng quang và đường tiểu. Nếu bạn có hiện tượng sốt trên 40 độ thì có thể bị viêm nhiễm ở thận.

Có một số trường hợp, người bệnh sẽ thấy có hiện tượng đi tiểu nhưng lại thấy tắt tia và đau buốt. Đây có thể là biểu hiện của viêm bàng quang và sỏi niệu đạo.

Một số trường hợp bệnh bị tiểu buốt có những triệu chứng ngoài những triệu chứng trên. Do đó, bạn nên đi khám để được xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị hợp lý.

Chẩn đoán nguyên nhân khiến đi tiểu buốt

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tiểu buốt, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bạn. Các bác sĩ có thể đặt một số câu hỏi về tiền sử bệnh, trước đây đã từng bị tiểu buốt hay chưa? Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi một số các câu hỏi về tình trạng bệnh hiện tại: số lần đi tiểu 1 ngày, lượng nước tiểu, các mối quan hệ xã hội…

Tùy thuộc tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm phù hợp. Có thể bạn sẽ phải lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân do vi khuẩn hay không, có tế bào trắng hay không?...

Bạn cũng có thể sẽ xét nghiệm máu nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Sau khi chẩn đoán và tiến hành làm các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng của mỗi bệnh nhân mà sẽ có phác đồ điều trị riêng.

Xem thêm: Nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắt và cách điều trị tại nhà

Phương pháp điều trị chứng tiểu buốt

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm cũng như tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp điều trị chứng tiểu buốt khác nhau.

+ Do viêm bàng quang, viêm bể thận:

Tình trạng viêm nhiễm này chỉ yếu là bệnh nhiễm trùng do sự tấn công của các loại vi khuẩn, vì thế bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số các loại thuốc kháng sinh. Bạn có thể được chỉ đinh thuốc tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc thuốc uống. Tuy nhiên thuốc tiêm sẽ được sử dụng với trường hợp bệnh nặng kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn…

+ Do viêm niệu đạo:

Trường hợp tiểu buốt do viêm niệu đạo cũng có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng loại thuốc kháng sinh nào sẽ tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng.

+ Do viêm âm đạo:

Thường gặp ở nữ giới bị nhiễm trùng do Trichomonas và do vi khuẩn. Trường hợp này cũng được chỉ định sử dụng kháng sinh. Nếu viêm âm đạo do nấm thì có thể sẽ sử dụng thuốc kháng nấm.

Lưu ý: Việc sử dụng các loại thuốc trị tiểu buốt phải được sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc tránh trường hợp bị các tác dụng phụ như: nổi mề đay, mẩn ngứa, men gan cao, sốc phản vệ, rối loạn tiêu hóa… Không những thế, viêm đường tiết niệu còn có thể sẽ bị tái lại nếu không được điều trị triệt để và đúng liều.

Sử dụng thuốc Đông y chữa tiểu buốt

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y để chữa đái buốt.

Trong Đông y, Kim Tiền Thảo và Kim Ngân Hoa là những loại thảo dược quý, được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm đường tiết niệu rất hiệu quả.

Kim Ngân Hoa giúp thanh nhiệt đồng thời là loại thuốc kháng sinh cũng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả. Kim Tiền Thảo có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, giãn mạch. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau sẽ giúp thông niệu, kháng viêm ở đường tiết niệu hiệu quảm an toàn.

Sử dụng thuốc Nam để chữa tiểu buốt

Các loại thuốc Nam rất dễ tìm, chi phí thấp đem đến hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc Nam như:

  • Sắn dây: Đây là loại thuốc Nam giúp lợi tiểu và trị tiểu buốt rất hiệu quả. Bạn hãy dùng 1 củ sắn dây, cạo sạch vỏ, thái thành từng miếng nhỏ sau đó đem phơi khô. Sau khi phơi khô thì tán nhỏ và hòa với nước uống mỗi ngày.
  • Rau mồng tơi: Đây vừa là loại thực phẩm đồng thời cũng là loại thuốc Nam rất hiệu quả trong điều trị tiểu buốt. Bạn hãy hái lá mùng tơi vào sáng sớm, lau sạch và giã nát rồi vắt lấy nước uống. Có thể pha thêm nước hoặc bỏ thêm muối. Phần bã của rau mồng tơi đắp vào bụng dưới.
  • Râu ngô: Râu ngô có tá dụng lợi tiểu rất tốt, bạn hãy sử dụng hỗn hợp nước râu ngô kết hợp với củ sả, lá bông mã đề, hạt đậu đen sắc lấy nước mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lần. Nên sử dụng phương pháp này duy trì trong vòng 7 ngày liên tục

Tiểu buốt có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh, khiến sức đề kháng bị suy giảm, ảnh hưởng đến cả hoạt động sinh hoạt tình dục, vì thế người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đi khám để được điều trị hiệu quả.

Tìm kiếm thêm thông tin về tiểu buốt tại:

thuốc trị tiểu buốt

đi tiểu buốt uống thuốc gì

cách chữa đi tiểu buốt tại nhà

bị đi tiểu buốt nên ăn gì

cách trị tiểu buốt tại nhà nhanh nhất

tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì

tiểu buốt tiểu rắt

tiểu buốt ra máu uống thuốc gì