Tiểu ra máu ở nữ là bị làm sao? Cách điều trị hiệu quả

Tiểu ra máu ở nữ do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đi tiểu ra máu ở nữ giới không nguy hiểm tự khỏi sau một thời gian nhưng có những trường hợp là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm cần khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa tiểu ra máu tại nhà sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Tiểu ra máu ở nữ giới là bệnh gì?

Theo Medicine News Line và các bác sĩ của Phòng khám Đa Khoa Quốc tế Cộng Đồng thì tiểu ra máu ở nữ có thể xảy ra do gặp phải các vấn đề của đường tiết niệu: thận, bàng quang, niệu quản và một số các căn bệnh phụ khoa khác.

Tiểu ra máu ở chị em phụ nữ rất dễ bị nhầm tưởng khi đến chu kỳ, chính vì vậy nếu thất đi đái ra máu kéo dài hoặc ngoài chu kỳ thì cần đi khám và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

1. Tiểu ra máu do sỏi tiết niệu

Sỏi tiết niệu phổ biến nhất ở 2 bệnh là sỏi bàng quang và sỏi thận. Nguyên nhân là do các khoáng chất dư thừa hình thành trong bàng quang và thận lâu ngày tạo sỏi. Sỏi có thể làm rách, trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các bộ phận liên quan khác.

Từ những vết thương này có thể hòa lẫn với nước tiểu và gây ra hiện tiểu ra máu ở nữ giới. Khi bị sỏi đường tiết niệu ngoài hiện tượng tiểu ra máu, chị em còn thấy các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, đi tiểu không tự chủ được, nước tiểu đục hơn, nước tiểu có mùi khác thường, nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu…

2. Lạc nội mạc tử cung gây tiểu ra máu

Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh liên quan đến các khu vực ở buồng trứng, ống dẫn trứng, lớp lót ngoài của tử cung… Nguyên nhân của căn bệnh này chính là các mô phát triển bên ngoài tử cung mà đúng ra chúng phải phát triển bên trong tử cung.

Khi bị lạc nội mạc tử cung, ngoài hiện tượng tiểu ra máu chị em còn thấy có hiện tượng đau lưng ở vùng dưới. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây vô sinh.

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Bệnh này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới ít nhất 40 - 60% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu (Theo thống kê của Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ.

Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào niệu đạo và ống dẫn tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đi lên niệu đạo và có thể gây nhiễm trùng niệu quản, bàng quang, thận.

Khi bị nhiễm trùng đường tiểu bạn có thể thấy có hiện tượng tiểu buốt, nước tiểu có mùi, đau ở vùng thắt lưng, bụng, xương chậu, tiểu buốt ra máu đau bụng dưới ở nữ

4. Ung thư thận hoặc bàng quang

Tiểu ra máu ở nữ do ung thư thận hoặc bàng quang thường không liên tục có ngày có, có ngày không. Chính vì thế bạn nên đi khám càng sớm càng tốt và không nên đợi máu xuất hiện lại mới đi khám.

Triệu chứng kèm theo là đi tiểu nhiều lần, có thể ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, đau lưng dưới, sút cân không rõ nguyên nhân, sưng bàn chân, cảm giác nóng rát khi đi tiểu...

5. Mắc các bệnh lý về máu

Một số các bệnh về máu cũng có thể khiến nữ giới đi tiểu ra máu, tiểu buốt ra máu ở nữ. Bạn có thể gặp các bệnh như: máu khó đông, bạch cầu cấp tính, bạch cầu mãn tính…

Khi bị mắc các bệnh về máu bạn sẽ có các triệu chứng kèm theo là chảy máu chân răng, nổi mẩn dưới da…

Xem thêm: Tiểu ra máu có nguy hiểm không? cách phòng biến chứng hiệu quả

Tiểu ra máu có nguy hiểm không?

Tiểu ra máu có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người. Tiểu ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong có những bệnh rất nguy hiểm. Triệu chứng, biểu hiện của mỗi người sẽ khác nhau theo từng cấp độ bệnh. Nhưng nếu thấy có hiện tượng tiểu ra máu ở nữ chị em sẽ thấy khó chịu, mệt mỏi.

Tâm lý chị em sẽ bị ảnh hưởng, chị em sẽ thấy lo lắng, mất tự tin khi thường phải đi tiểu nhiều lần

Nhiễm khuẩn nếu không được chữa trị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản

Gây nên cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình.

Xem thêm: Tiểu buốt nhiều lần nguyên nhân là do đâu?

Cách chữa tiểu ra máu ở nữ giới hiệu quả

Khi thấy có hiện tượng tiểu ra máu ở nữ giới cách chữa tốt nhất chính ra đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào hiện tượng tiểu ra máu và các triệu chứng bệnh đi kèm mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp.

Không nên chần chờ khi thấy có máu trong nước tiểu. Ngay cả khi sau đó không thấy máu xuất hiện lại trong nước tiểu, vẫn phải đi khám.

Nên gặp bác sĩ nếu thấy có máu trong nước tiểu mà không phải chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng sau: đau dữ dội ở lưng dưới, bụng hoặc xương chậu, các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc buồn nôn, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có màu bất thường, nước tiểu có mùi khác thường, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, trường hợp nghi ngờ ung thư bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp chẩn đoán như:

- Xét nghiệm tế bào học nước tiểu tìm máu vi thể hay tế bào ung thư 

- Siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi 

- Chụp CT, cộng hưởng từ MRI cho phép đánh giá khối u, mức độ xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung…

Khi thấy tiểu ra máu, chị em không được tùy tiện sử dụng kháng sinh hay các loại thuốc cầm máu vì có thể sẽ khiến triệu chứng này thêm trầm trọng.

Biện pháp đề phòng tiểu máu là:

  • Uống nhiều nước, khoảng 2 lít mỗi ngày,
  • Đi tiểu ngay khi buồn tiểu, không được nhịn tiểu,
  • Cần giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách,
  • Không nên ăn quá nhiều muối, thịt,
  • Không sử dụng chất kích thích, không được hút thuốc lá, thuốc lào,
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hạ

Tiểu ra máu ở nữ giới rất nguy hiểm, do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu thấy có hiệ tượng này, chị em cần thăm khám các bác sĩ ngay hoặc bạn cũng có thể tư vấn các bác sĩ theo số điện thoại: 0243.9656.999 trước khi đến khám để tiết kiệm thời gian.

Tìm kiếm thêm về hiện tượng tiểu ra máu tại:

đi tiểu buốt ra máu hồng ở nữ giới

sau khi quan hệ đi tiểu ra máu ở nữ

cách chữa tiểu ra máu tại nhà

nguyên nhân tiểu ra máu

tiểu ra máu ở nam

đi tiểu ra máu là bệnh gì ở nam giới

đi tiểu ra máu đông ở nữ

đi tiểu ra máu ở phụ nữ lớn tuổi