Tiểu ra mủ cẩn thận kẻo bị bệnh lậu

Tiểu ra mủ là một trong những dấu hiệu điển hình khi bạn bị bệnh lậu, một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm. Ngoài ra đi tiểu ra mủ còn do rất nhiều nguyên nhân gây nên và một trong số đó có thể là do bạn nhiễm song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae hoặc do các bệnh lý viêm niệu đạo, áp xe tiền liệt tuyến, viêm bàng quang, các bệnh về thận…

Tiểu ra mủ là như thế nào

Tiểu ra mủ là căn bệnh khá phổ biến, thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Hiện tượng này có thể sẽ thấy trong nước tiểu có mủ. Bình thường trong nước tiểu có rất ít hồng cầu chỉ không qua 2000 bạch cầu/phút. Thế nhưng nếu trong trường hợp đái ra mủ, nước tiểu sẽ có nhiều bạch cầu đa nhân bị thoái hóa.

Đái ra mủ có thể chỉ là một dấu hiệu đơn thuần, nhưng nó cũng có thể kèm theo những triệu chứng khác như: đái ra máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần.

Thông thường khi nước tiểu có lẫn mủ thì sẽ thấy nước tiểu đục hơn bình thường, có 2 dạng chính là đại thể và vi thể.

Tiểu ra mủ đại thể sẽ có dấu hiệu nước tiểu đục, có lắng cặn, nước tiểu sẽ ở trên và mủ sẽ ở dưới. Cặn mủ sẽ bao gồm các sợ mủ, hạt lấm tấm và có chất nhày được cấu tạo từ các tế bào niêm mạc, cặn kết tinh

Tiểu ra mủ vi thể thì cần quan sát qua kính hiển vi thấy các sợi tế bào bị thoái hóa. Thông qua kính hiển vi sẽ thấy có vi khuẩn, coli, tụ cầu…

Phân biệt tiểu ra mủ với những triệu chứng tương tự

Tiểu ra mủ có triệu chứng, dấu hiệu gần giống với dưỡng chấp, đái ra Photphat urat, tiểu ra tinh dich, nước tiểu có lẫn khí hư, tiểu nhiều vi khuẩn.

Tiểu dưỡng chấp: Nước tiểu đục, hoặc trắng như nước vo gạo, thậm chí có thể đông đặc như thạch nhưng khi soi trên kính hiển vi thì không thấy có tế bào niêm mạch bị hủy hoại, lượng bạch cầu ít.

Tiểu ra Photphat urat: Nước tiểu có màu trắng như nước vo gạo, nếu để lâu có thể lắng cặn nhưng không có các sợi. Nếu đun nóng sẽ kết tủa, nhỏ axit axetic 1/10 tủa sẽ tan, và nước tiểu trong trở lại.

Tiểu ra tinh dịch: Thường xuất hiện ở cuối bãi, nước tiểu sẽ đục như nước vo gạo. Nếu soi kính sẽ thấy có tinh trùng

Tiểu lẫn khí hư: Phân biệt bằng cách lấy nước tiểu bằng dụng cụ ống thông

Nước tiểu có vi khuẩn:  nước tiểu sẽ đục, nhưng không có mủ và không có mùi khai. Nếu soi thì thấy lượng nước tiểu trong bạch cầu vẫn ở chỉ số bình thường.

Xem thêm: Viêm bàng quang: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân tiểu ra mủ cần đề phòng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tiểu ra mủ nhưng chủ yếu là di vi khuẩn tấn công. Một số loại vi khuẩn gây đi tiểu ra mủ

  • Vi khuẩn lậu
  • Vi khuẩn Chalamydia
  • Vi khuẩn Mycoplasma
  • Vi khuẩn tụ cầu
  • Trực khuẩn mủ xanh
  • Vi khuẩn lao Mycobacterium
  • Vi khuẩn lậu cầu

Ngoài ra cũng có một số khiến bạn bị tổn thương, nhiễm khuẩn ở những bộ phận như thận, đường tiết niệu, niệu đạo…

Tiểu ra mủ do bệnh gì?

Một số các bệnh lý nguy hiểm cũng có thể xuất hiện tiểu ra mủ. Một số bệnh còn là những căn bệnh nguy hiểm như: lậu, viêm nhiễm, sỏi, u… cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

1. Tiểu ra mủ do bệnh lậu

Nguyên nhân gây nên bệnh lậu là do quan hệ tình dục không an toàn và bị song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae tấn công và lây lan. Bệnh lậu xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, sau từ 2 đến 7 ngày bị vi khuẩn tấn công thì nam giới sẽ thấy những dấu hiêu bệnh rõ rệt hơn như: đầu dương vật đỏ, chảy mủ có dịch nhầy màu xanh hoặc màu xám, lỗ niệu đạo bị sưng đỏ, bao quy đầu bị sưng tấy…

2. Viêm niệu đạo

Nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm niệu đạo có hiện tượng đái ra mủ là do đây là bộ phận dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài, dẫn túi tinh dịch phóng ra ngoài. Do đó khi bộ phận này vbij viêm thì sẽ có hiện tượng nước tiểu có mủ kèm theo các triệu chứng khác nha: tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đau và ngứa ở lỗ niệu đạo, đau rát khi quan hệ…

3. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là một trong những căn bệnh của đường tiết niệu. Nguyên nhân là do các vi khuẩn có hại tấn công và chủ yếu là vi khuẩn E. Coli và một số các loại vi khuẩn ở đường ruột.

Viêm bàng quang ngoài triệu chứng mỗi lần đi tiểu tiện ra mủ người bệnh còn thấy có triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt. Tình trạng bệnh nặng nước tiểu sẽ có màu vàng đục, màu xanh, bụng dưới căng tức, tiểu ra máu.

4. Viêm tuyến tiền liệt

Đây là chứng bệnh gây nên hiện tượng tiểu buốt ra mủ ở nam giới mà nguyên nhân chính là do các loại vi khuẩn gây nên. Các loại vi khuẩn tấn công vào tuyến tiền liệt, phá hủy tế bào của bộ phận này và khiến chúng không thể thực hiện được nhiệm vụ bài tiết nước tiểu.

Triệu chứng kèm theo của bệnh viêm tuyến tiền liệt là tiểu buốt, tiểu nhiều lần, mủ ở niệu đạo, dương vật sưng đỏ, khó quan hệ…

5. Các bệnh liên quan đến thận

Một số các bệnh ở thận cũng khiên bạn có hiện tượng tiểu ra mủ như: lao thận, viêm mủ bể thận, thận có nhiều nang thậm chí là ung thư thận.

Viêm mủ bể thận thường là do vi khuẩn tấn công gây ứ nước ở bể thận rồi bội nhiễm gây viêm mủ thận và bể thận hậu phát.

Bệnh lao thận: khi đã xuất hiện các hang thận sẽ bã đậu hóa và đái ra mủ có thể chỉ là bã đậu và có thể tìm thấy khuẩn lao.

Thận có nhiều nang nguyên nhân là do bị bội nhiễm, các nang sẽ thành mủ và sẽ có hiện tượng sốt cao, đau vùng thận và đái mủ

Ung thư thận do nhiều nguyên nhân đôi khi chỉ là bội nhiễm vi khuẩn.

Xem thêm: Viêm bàng quang nên ăn gì? 5 món ăn đơn giản, hiệu quả

Tiểu ra mủ có nguy hiểm gì?

Như đã nói ở trên tiểu ra mủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, mỗi nguyên nhân, bệnh lý lại để lại những biến chứng nguy hiểm khác nhau.

Trường hợp nếu bạn bị bệnh lậu thì đây là 1 trong 4 căn bệnh xã hội nguy hiểm có thể lây truyền nhanh chóng. Bệnh lậu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển sang lậu mãn tính khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và biến chứng sang các bệnh viêm tinh hoàn, viêm bàng quang, viêm mào tinh hoàn, viêm niệu đạo…

Viêm niệu đạo cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nếu tinh trạng viêm nhiễm lan rộng có thể gây nên tình trạng hẹp niệu đạo, bí tiểu, suy thận…

Nếu bị viêm tuyến tiền liệt bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng khó chịu biến chứng của những căn bệnh nguy hiểm như: bí tiểu, bí tiểu cấp tính, áp xe tuyến tiền liệt…

Các bệnh về thận nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng ứ mủ bể thận khiến các nhu mô thận bị hủy hoại nhanh chóng thậm chí thận sẽ không thể hoạt động bình thường mà cần phải có sự can thiệp của các thiết bị máy móc để duy trì hoạt động của thận.

Cách chữa tiểu ra mủ hiệu quả như thế nào?

Đi tiểu ra mủ là triệu chứng phổ biến, thường gặp và rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Không những thế, triệu chứng này còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó để có cách chữa tiểu ra mủ hiệu quả người bệnh cần đi khám để các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và lên phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

Để chẩn đoán nguyên nhân tiểu mủ cần phải có sự kết hợp của nhiều triệu chứng khác kèm theo. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn làm 1 số các xét nghiệm nước tiểu, dịch ở niệu đạo, tiền sử bệnh để điều trị đúng.

Thông thường tiểu mủ có thể điều trị bằng kháng sinh theo tác nhân và đáp ứng tốt nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Để việc điều trị tiểu ra mủ đạt hiệu quả người bệnh cần kiêng quan hệ để tránh lây nhiễm và tái nhiễm từ bạn tình. Luôn giữ vệ sinh vùng niệu đạo, thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

Tiểu ra mủ có thể chữa trị được nếu phát hiện bệnh sớm. Người bệnh không nên vì tâm lý e ngại mà không đi khám. Bạn cũng có thể tư vấn các bác sĩ trước khi tiến hành điều trị để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, không bị tâm lý e ngại. Nếu muốn tư vấn bác sĩ bạn có thể liên hệ theo số điện thoại: 0243.9656.999.

Tìm kiếm thông tin tiểu ra mủ tại: 

tiểu buốt ra mủ ở nam

tiểu ra máu

tiểu buốt ra máu

nhiễm trùng tiểu

đi tiểu đau

nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ

niệu đạo có mủ

cậu nhỏ có mủ